Thở
Tập
trung vào nhịp thở của bạn với mỗi cơn co. Khi bắt đầu một cơn co, bạn
hãy hít sâu và từ từ thở ra, thật thư giãn (hít vào bằng mũi và thở ra
bằng miệng và luôn giữ cho miệng, cằm được thoải mái).
Đừng lo
lắng xem bạn thở sâu được bao nhiêu, quan trọng là bạn thấy dễ chịu.
Bạn cần lặp lại chu trình hít vào bằng mũi và thở ra với miệng đều đặn.
Khi cơn co đi qua, bạn hãy thư giãn.
Nghỉ ngơi
Giai
đoạn đầu chuyển dạ, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là nghỉ ngơi. Bạn hãy
tìm tư thế ngồi (nằm) phù hợp trên giường hoặc trên ghế tựa, có thể đặt
vài chiếc gối xung quanh mình. Uống chút nước ấm, có vị ngọt; nghe bản
nhạc yêu thích cũng là cách giúp bạn thư thái hiệu quả. Cuối cùng, bạn
sẽ có đủ sức đối diện với cơn co nếu bạn không kiệt sức vì giai đoạn
đầu chuyển dạ, bạn phải vận động nhiều.
Thay đổi vị trí
Trừ
khi quá mệt, nếu không, bạn tránh nằm dài một chỗ khi cơn co xuất hiện.
Cơn chuyển dạ dường như lâu hơn nếu bạn nằm nghỉ và cơn chuyển dạ càng
lâu thì bạn càng mệt mỏi. Không nhất thiết phải cố đứng thẳng, bạn hãy
chọn tư thế nào mà bản thấy thoải mái nhất. Bác sĩ có thể hỗ trợ cho
bạn trong những tư thế:
- Đứng và tựa người vào chồng.
- Quỳ gối và tựa người vào một chiếc ghế vững chắc.
- Ngồi một lát trên ghế rồi đứng dậy và đi lại.
Massage
Massage
vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp thai phụ bớt lo lắng. Bạn có thể nhờ
chồng (người thân) massage lưng trong những cơn co hoặc massage tay ở
giữa những cơn co, giúp thư giãn.
Sinh con dưới nước
Kỹ
thuật này giúp những cơn co dễ chịu hơn; đồng thời, dưới tác động của
nước, cơn đau ở lưng và bụng bầu cũng được giảm thiểu. Nhóm thai phụ
sinh con dưới nước thường không cần kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng như
quá trình sinh nở bình thường.
Những gợi ý khác
- Nếu đang ở trong bệnh viện, bạn cần sự hỗ trợ từ bác sĩ; càng được trợ giúp nhiều, bạn càng đỡ căng thẳng hơn.
- Uống một chút nước giữa những cơn co.
- Ăn chút thức ăn giàu carbohydrate nếu bạn thấy đói.
- Có thể kêu rên, nếu bạn muốn vì hành động này giúp bạn dễ chịu hơn.
- Hãy nắm lấy tay chồng của bạn.
- Di chuyển xung quanh cũng làm bạn thoải mái hơn.
- Suy nghĩ tích cực: “Mỗi cơn co trôi qua là em bé sắp chào đời”.
- Hỏi bác sĩ (người thân) những điều bạn không hiểu. Cảm giác hoang mang chỉ khiến cơn đau tồi tệ hơn.
- Đi tiểu thường xuyên hơn vì một bàng quang căng đầy sẽ làm chậm cơn chuyển dạ.
|